Bàn phím cánh bướm và cắt kéo trên Macbook có gì khác biệt?

Bàn phím cánh bướm và cắt kéo trên Macbook có gì khác biệt?

17/02/2022 Hiền

Macbook đã trải qua rất nhiều đời với cực nhiều những cải tiến thú vị. Một trong những điểm cải tiến được quan tâm có lẽ chính là cải tiến về bàn phím. Có thể bạn đã nghe tên 2 loại bàn phím chính: Bàn Phím Cánh Bướm (Butterfly Keyboard)Bàn Phím Cắt Kéo (Scissor Switch) hay sau này có tên là Magic KeyBoard).

Hẳn bạn thắc mắc vì sao qua nhiều năm trải nghiệm thì loại bàn phím cắt kéo nguyên thủy vẫn được áp dụng lại trên các sản phẩm Macbook mới. Còn bàn phím cánh bướm xuất hiện từ đời 2015 nhưng đã bị loại bỏ sau đời 2019. Vậy bàn phím cánh bướm trên Macbook là gì, có điểm gì khác biệt so với Bàn phím cắt kéo? Chúng ta cùng phân tích kỹ hơn về 2 loại bàn phím này nhé!

Bàn phím cắt kéo là gì?

Bàn phím cắt kéo (Scissor Switch) là loại bàn phím có thiết kế switch dạng cắt kéo. Các phím được gắn với bàn phím bằng cách sử dụng 2 miếng nhựa lồng vào nhau theo chữ X giống như 1 chiếc kéo. Khi bạn ấn xuống, 2 mạnh sẽ khít lại với nhau như kéo, và có sự nảy hơn với trình phím 1mm. Đó cũng là nguyên nhân của cái tên này.  Đây là loại bàn phím rất phổ biến được sử dụng trên hầu hết các loại Laptop, Macbook Air, Macbook Pro trước khi cho ra đời bàn phím cánh bướm mới.

null

Trước đây, khi chưa có sự xuất hiện của bàn phím cánh bướm xuất hiện từ dòng The New Macbook 12-inch 2015, tất cả các dòng Macbook đều sử dụng cơ chế cắt kéo này. Tuy nhiên, sau khoảng thời gian từ 2016 cho đến cuối 2019, Apple lại cho quay lại thiết kế bàn phím này với tên gọi Magic Keyboard và khá được đón nhận. Cho thấy thiết kế này cuối cùng vẫn là chân lý.

Đây là thiết kế giúp bàn phím laptop không có hành trình phím quá dài, đồng thời giảm ồn tốt hơn và gõ êm hơn bàn phím desktop. Tuy nhiên thiết kế cắt kéo vẫn có nhược điểm là vẫn để thừa nhiều không gian bên dưới mỗi phím bấm.

Vậy bạn có biết tại sao bàn phím cánh bướm lại bị loại bỏ? Chúng ta cùng tìm hiểu thêm bên dưới nhé!

Bàn Phím Cánh Bướm Là Gì?

Bàn phím cánh bướm (Butterfly Keyboard) là dạng bàn phím được Apple thiết kế dành riêng cho MacBook, với cơ chế hoạt động khác biệt. Thay vì có hai thanh đỡ cắt chéo nhau ở phía dưới phím, bàn phím cánh bướm MacBook sử dụng một công tắc bướm với miếng nhựa giòn nhỏ ở giữa tạo thành hình chữ V. Khi nhấn phím, 2 bên sẽ nén xuống như cánh bướm vẫy nên được đặt cái tên này.

Bàn phím cánh bướm có trình phím ngắn hơn chỉ 0.7 mm, bởi vậy mà nó giúp tối giản không gian phía dưới bàn phím, giúp bàn phím mỏng hơn đến 40%, giảm tiếng ồn khi gõ và tăng độ chính xác khi gõ phím. Apple sản xuất bàn phím này với mong muốn tối ưu độ mỏng trên Macbook tuy nhiên chính vì không gian hơi ít nên bàn phím cánh bướm dễ dám bụi, hay bị kẹt phím, cảm giác nút bấm cứng hơn gây khó chịu khi đánh máy.

null

Các đời Macbook dùng bàn phím cánh bướm gồm:

  • Bắt đầu là phiên bản Macbook 12-inch 2015 cho đến 2017
  • Tiếp đến, nó bắt đầu sử dụng trên dòng Macbook Pro 2016 cả phiên bản 13-inch và 15-inch cho đến tận đời 2019, khi có sự ra đời của Macbook Pro 16-inch 2019 với sự trở lại của bàn phím cắt kéo.
  • Dòng Macbook Air được sử dụng ở 2 đời: 2018 và 2019

Sau ngần ấy đời, vì bị phàn nàn quá nhiều về trải nghiệm không tốt mà Apple đã loại bỏ bàn phím cánh bướm này. Vào tháng 6/2018, Apple đã có chính sách bảo hành 4 năm nếu có bất cứ vấn đề gì kể từ khi khách hàng mua máy.

Đến năm 2020, Apple đã có sự update lớn cho việc trải nghiệm người dùng, khi mang lại bàn phím cắt kéo cho tất cả các mẫu model Macbook trong năm của mình. Vậy bàn phím cánh bướm tại sao lại bị phàn nàn nhiều đến vậy? Chúng ta cùng tìm hiểu kỹ hơn về những nhược điểm của nó nhé!

Tại sao Bàn phím cánh bướm Macbook bị chê?

Tuy Apple đã cố gắng mang đến những trải nghiệm tốt nhất cho người dùng với khá nhiều ưu điểm. Nhưng theo quan điểm trong khi sử dụng thì bàn phím này thực sự mang lại trải nghiệm khá tệ khi dễ bị lỗi mà lại khó sửa chữa. Trong đó, có một số lỗi bàn phím cánh bướm Macbook mà bạn hay gặp nhất chính là:

  • Phím nhập chữ cái 2 lần dù chỉ gõ 1 lần: vì trình phím ngắn hơn, độ chính xác tăng nhưng độ nhạy của phím này hơi phản tác dụng khi bạn gõ phím hay bị nhập 2 lần, điều này gây khó chịu cho dân văn phòng.
  • Lỗi kẹt phím, hỏng phím, không phản hồi: Lỗi này đôi khi chỉ vì bụi bặm hoặc vật cản kẹt ở dưới: Giống như chúng tôi vừa nhắc ở trên, việc khoảng trống bên dưới ít dẫn đến cực dễ bị kẹt phím, chỉ hơi bụi tắc nghẽn bên trong cũng khiến bàn phím không phản hồi cũng như không goc được. Bởi vậy, khi dùng loại bàn phím này, tốt nhất bạn nên dùng phủ phím, để hạn chế sự việc bực mình này.
  • Việc gõ phím không thoải mái: Có thể người dùng Macbook sẽ thích hơn với việc gõ bàn phím nổi, việc phím hơi tịt xuống làm cảm giác gõ không sướng tay. (Đây là nhận xét của đa phần dân văn phòng hay cần nhập liệu nhiều). Bên cạnh đó, bàn phím cánh bướm được đánh giá là cứng và giòn hơn, việc gõ phím nó cảm giác như đập ngón tay vào bảng nhựa cứng mà không có cảm giác êm ái như khi gõ loại bàn phím khác.
  • Bàn phím dễ hỏng nhưng lại khó thay thế: Chính vì việc kẹt phím, bụi mà người dùng đánh giá tỉ lệ phím cánh bướm bị hỏng nhiều gấp đôi so với các bàn phím khác. Cấu tạo nhựa cứng khá dễ gãy, khó tháo lắp nên việc sửa chữa và thay thế cũng khó khăn hơn.

null

Lưu Ý Khi Dùng Bàn Phím Cánh Bướm Macbook

Với thiết kế khác biệt này, bạn sẽ được trải nghiệm 1 bàn phím hoàn toàn mới. Giảm tiếng ồn hơn, tối ưu giúp thiết bị mỏng nhẹ hơn, và lưu ý bạn cần giữ gìn hơn 1 chút. Khi sử dụng bàn phím này bạn cần lưu ý một vài điểm sau nhé:

a. Thường xuyên vệ sinh bàn phím

Thường thì bàn phím là bộ phận chúng ta tiếp xúc nhiều nhất khi làm việc. Bởi vậy, việc bám bụi là việc khó tránh khỏi. Vậy nên, hãy chuẩn bị cho mình vài thiết bị giúp vệ sinh phím hiệu quả như: quả xịt nén khí, vải mềm, chổi quét bụi mỏng, cồn hoặc dung dịch vệ sinh Laptop.

Để vệ sinh bàn phím cánh bướm khá đơn giản, bạn làm theo các bước sau:

  • Bước 1: Hãy tắt thiết bị và ngắt mọi nguồn điện đang kết nối. (Đối với 1 số phiên bản Mac đời mới như việc chạm phím đồng nghĩa với bật máy, bạn chỉ cần rút hẳn nguồn điện và vệ sinh cẩn thận hơn chút)
  • Bước 2: Sử dụng vải mềm hoặc khăn giấy mịn, thấm 1 xíu nước chỉ đủ hơi ẩm khăn (Lưu ý: không xịt trực tiếp nước vào phím) sau đó lau sạch bề mặt bàn phím và các kẽ phím.
  • Bước 3: Dùng một cái xịt nén khí để thổi bụi ở trong các kẽ phím. (Do các kẽ phím bàn phím cánh bướm khá mỏng nên khó dùng chổi như các loại phím khác). Sau khi xịt hết bụi, chúng ta dùng chổi quét bụi ra ngoài. Bạn cũng có thể dùng que tăm bông chấm 1 chút cồn để làm sạch những vị trí khó tiếp cận như kẽ hở giữa các phím.

Khá đơn giản đúng không ạ! Tuy nhiên, có 1 số trường hợp do bụi bẩn lâu ngày bị kẹt cứng, hãy mang ra trung tâm sửa chữa Mac gần nhất để họ hỗ trợ cạy phím lên giúp vệ sinh dễ hơn. (bạn cũng có thể làm điều này nhưng cựa phím khá mỏng, không cẩn thận rất dễ bị gãy cựa, như vậy sẽ không thể lắp lại được nữa)

b. Sử dụng phủ phím

Để tránh bụi bẩn cách tốt nhất là bạn nên sử dụng thêm phủ phím. Một chiếc phủ phím chất liệu silicon sẽ giúp bạn hạn chế tối đa bụi bẩn hay các chất lỏng, đồ vật bị lọt xuống khe phím. Bởi vậy, bạn hãy trang bị cho mình 1 cái phủ phím để hạn chế các lỗi xảy ra trên bàn phím cánh bướm này nhé!

null

Còn nếu trong trường hợp, bàn phím của bạn xử lý các cách trên nhưng vẫn không được. Hoặc bạn muốn thay thế bàn phím bị hỏng hay liên hệ chúng tôi để được hỗ trợ tư vấn nhé! Trên đây là tổng hợp các thông tin về bán phím cánh bướm và bàn phím cắt kéo trên macbook mà bạn cần biết. Hi vọng các thông tin trên sẽ giúp bạn sử dụng Macbook hiệu quả hơn! Cảm ơn bạn đã theo dõi bài viết. Theo dõi shop để cập nhật thật nhiều các thông tin mới nhất nhé!

5 Điểm
(100%)/ 5 Sao
2 bình chọn

Tin liên quan

Giao Hàng Tận Nơi

Miễn phí giao hàng toàn quốc, Ship siêu tốc 2h trong nội thành

Hàng Chính Hãng 100%

Cam kết sản phẩm chính hãng, hàng tuyển chọn, chất lượng cao

Siêu Tiết Kiệm

Giá Rẻ Nhất cùng nhiều Ưu Đãi lớn khi mua sản phẩm

Thanh toán dễ dàng

Hỗ trợ các hình thức thanh toán: Tiền mặt, Chuyển Khoản, Quẹt Thẻ

MacOnline | Chuyên MacBook, Phụ Kiện Apple Chất Lượng
Call: 0971 658 999
Facebook
Zalo